Hình ảnh Loài sâu Hình thái Phòng ngừa Chi tiết
Bọ nẹt

+ Sâu trưởng thành có thân dài 16mm, chiều dài sải cánh 36mm. Lúc mới vũ hoá màu xanh vàng, trên lưng của mỗi đốt  bụng có 2 chấm màu xanh nhạt, sau một thời gian các chấm này mất dần. Râu đầu hình sợi chỉ. Cánh trước có nền màu xanh, gốc cánh và mép ngoài của cánh có 2 dải vân màu nâu. Cánh sau màu hơi vàng.
 + Trứng hình ống, lúc mới đẻ màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu.
 + Sâu non đẫy sức dài 26 - 30mm, toàn thân màu xanh vàng. Hai bên mép lưng của sâu non có 5 đôi gai thịt dài, 3 đôi ở các đốt ngực và 2 đôi gần cuối bụng. Hai bên sườn của mỗi đỗt còn có một gai thịt nhỏ. Trên các gai thịt có nhiều lông ngứa.
 + Nhộng hình chuỳ hơi vuông dài 20mm, rộng 11mm, màu nâu vàng. Mầm cánh dài 2/3 thân thể.
 + Kén hình trứng dài 22mm, rộng 15mm, màu nâu sẫm.

- Sử dụng thuốc BVTV

Bọ nẹt

+ Sâu trưởng thành: Ngài cái có thân dài 14-18mm, ngài đực dài 10-13mm. Toàn thân màu xanh vàng. Râu đầu hình răng lược. Cánh trước màu xanh. Gốc cánh màu nâu vàng nhưng dải vân ở mép ngoài của cánh màu nâu xám. Cánh sau màu nâu vàng.
 + Trứng hình bầu dục, lúc mới đẻ màu hơi vàng, khi sắp nở màu sẫm hơn.
 + Sâu non đẫy sức dài 22-26mm, phía lưng màu xanh vàng, phía bụng màu xám trong. Hai bên mép lưng có 10 đôi  u gai, đặc biệt đôi thứ 3 tính từ phía đầu có kích thước lớn nhất và màu đỏ cuối u gai màu đen. Hai bên thân có 9 đôi u gai, 2 đôi cuối cùng màu đen. Trên các u gai có nhiều lông ngứa.
 + Nhộng hình chuỳ, lúc đầu màu trắng xám, khi sắp vũ hoá màu nâu vàng.
 + Kén hình trứng, mặt dưới hơi lõm, kích thước dài 22-25mm, màu nâu sẫm.

- Sử dụng thuốc BVTV

Bọ xít nâu sẫm

Bọ xít trưởng thành dài 7-9mm, rộng 4mm, có màu nâu sẫm, hình bầu dục. Trán chia thùy khá sâu. Mắt kép lồi to, không có mắt đơn, phía sau mắt có mảng lông tơ dầy. Râu đầu màu nâu, có 4 đốt, trên đốt thứ 2 có nhiều lông cứng, ở con đực ngắn và mọc nghiêng, ở con cái dài hơn và mọc vuông góc với đốt. Mảnh lưng ngực trước cứng,màu nâu-đen, có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Mảnh thuẫn rất lớn, phình to, trên có túi hình cầu.
Trứng dài 1,6-1,8mm, hình quả cà, mới đẻ màu trắng, khi sắp nở màu phớt đỏ. Trứng được đẻ riêng lẻ từng quả trong hốc cành hoặc kẽ nứt vỏ cây.
Bọ xít non mới nở hoặc mới lột xác có màu đỏ tươi, sau 1-2 giờ chuyển  sang màu nâu đỏ. Sâu non đẫy sức dài 4,5-6mm, hình bầu dục, mắt kép lồi to, mảnh thuẫn hơi lồi ra, mầm cánh có mầu hạt dẻ, kéo dài tới đốt bụng thứ 3. Sâu non có 5 tuổi. 

Khi phát hiện thấy bọ xít nâu sẫm gây hại,cần khoanh vùng lại, sử dụng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật, như: Sherzol 205 EC, Binh-58 40 EC,Trebon 10EC, Karate 2.5 EC, Ema 5EC, Decis 2.5EC, Toxcis 2.5EC…. để phun trừ.

Châu chấu tre chân xanh

+ Sâu trưởng thành: Con cái có thân dài 45-50mm, con đực có thân dài 38-40mm. Nhìn chung toàn thân con cái và con đực có màu xanh lam hơi vàng. Đầu không nhọn. Râu đầu hình sợi chỉ có 28 đốt nửa trong màu hơi vàng, nửa ngoài màu nâu đen. Đốt đùi và đốt ống của chân trước và chân giữa màu xanh đậm. Đốt đùi chân sau màu xanh hơi vàng, đặc biệt đốt ống màu xanh lam có 9 đôi gai nên có tên là châu chấu tre chân xanh.

- Dùng các loại thuốc có vị độc, tiếp xúc như: Sherpa 25EC, Fastac 5EC... Có thể dùng hỗn hợp thuốc lân hữu cơ và cúc tổng hợp có hiệu quả cao nhất: Bà con có thể tự pha trộn hoặc dùng các thuốc đã hỗn hợp sẵn như Dragon, Fenbis, Sherzol… Ngoài ra, cũng có thể dùng một số thuốc khác như Gà Nòi, Pyrinex, Sagosuper… 

Châu chấu tre lưng vàng

+ Sâu trưởng thành có thân dài 33mm, con đực nhỏ hơn. Toàn thân màu xanh vàng. Đầu hơi nhọn. Râu đầu hình sợi chỉ có 26 đốt màu vàng, các đốt cuối màu vàng nhạt. Trên mảnh lưng ngực trước có 3 đường vân màu nâu đen nằm ngang. Từ đỉnh đầu đến giữa mảnh lưng ngực trước có một đường sọc màu vàng rất rõ. Đốt đùi chân sau to, cuối đốt đùi có một đốm đen, đốt ống chân có 2 hàng gai bên ngoài có 14 cái, bên trong có 15 cái. Hai mép sau của cánh trước màu vàng nên khi không bay cánh xếp lại thành hình mái nhà tạo ra một đường sọc vàng chạy dọc lưng, từ đó có tên là châu chấu tre lưng vàng.
 + Trứng hình quả bí xanh dài 6,8mm, trên vỏ có nhiều vân hình mắt lưới. Trứng được đẻ thành khối ở dưới đất, xung quanh có màng bao bọc, phía trên khối trứng có một vật che hình tròn màu đen bóng.
 + Sâu non: có 5 tuổi.
Tuổi 1 có thân dài 8-12mm, chưa có mầm cánh.
Tuổi 2 có thân dài 12-15mm, đã có mầm cánh.
Tuổi 3 có thân dài 15-18mm, mầm cánh màu nâu.
Tuổi 4 có thân dài 21-23mm, mầm cánh dài 3mm.
Tuổi 5 có thân dài 29-30mm, mầm cánh dài 9mm.

Biện pháp thủ công: Tìm và tiêu diệt các ổ trứng của châu chấu tre. Phát hiện sớm ổ châu chấu mới nở còn co cụm, dùng vợt bắt thủ công đem tiêu hủy.
Biện pháp sinh học: Có thể sử dụng một số các chế phẩm sinh học sau:
+ Chế phẩm NOLPOR (Nosema locustae): Thành phần là Nosema locustae, là sinh vật đơn bào gây bệnh cho côn trùng bộ cánh thẳng Orthoptera. Châu chấu khi ăn phải thức ăn (lá tre, bắp, lúa,…) có bào tử Nosema sẽ bị nhiễm bệnh và chết, Nosema có thể lây truyền bệnh cho thế hệ kế tiếp của châu chấu qua trứng.
+ Chế phẩm sinh học METARHIZIUM ACRIUM, chủng CQMa102: Đây là một loại nấm được sử dụng trong kiểm soát châu chấu ở khu vực đồng cỏ, khu canh tác nông nghiệp và rừng.
Sử dụng hai loại chế phẩm trên đều an toàn cho con người, vật nuôi và môi trường, dễ phun bằng bình đeo vai hoặc bình động cơ. Thời gian phun chủ yếu khi châu chấu ở tuổi 2 và 3.
Biện pháp hóa học: Khi kiểm tra mật độ châu chấu tre cao có nguy cơ ăn trụi cây, cần khoanh vùng và phun trừ ngay bằng thuốc hóa học khi châu chấu còn co cụm chưa phát tán rộng. Sử dụng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Neretox 95WP, Victory 585EC, Babsac 750EC, Anvado 100WP, … Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát vì đây là thời điểm châu chấu ít di chuyển.

Châu chấu tre lưng xanh

Châu chấu tre lưng xanh về hình thái gần giống với châu chấu tre lưng vàng chỉ khác một điểm dọc lưng có sọc màu xanh lục rộng hơn nên gọi là châu chấu tre lưng xanh. Loài này thường sống lẫn với loài trên.

Biện pháp thủ công: Tìm và tiêu diệt các ổ trứng của châu chấu tre. Phát hiện sớm ổ châu chấu mới nở còn co cụm, dùng vợt bắt thủ công đem tiêu hủy.
Biện pháp sinh học: Có thể sử dụng một số các chế phẩm sinh học sau:
+ Chế phẩm NOLPOR (Nosema locustae): Thành phần là Nosema locustae, là sinh vật đơn bào gây bệnh cho côn trùng bộ cánh thẳng Orthoptera. Châu chấu khi ăn phải thức ăn (lá tre, bắp, lúa,…) có bào tử Nosema sẽ bị nhiễm bệnh và chết, Nosema có thể lây truyền bệnh cho thế hệ kế tiếp của châu chấu qua trứng.
+ Chế phẩm sinh học METARHIZIUM ACRIUM, chủng CQMa102: Đây là một loại nấm được sử dụng trong kiểm soát châu chấu ở khu vực đồng cỏ, khu canh tác nông nghiệp và rừng.
Sử dụng hai loại chế phẩm trên đều an toàn cho con người, vật nuôi và môi trường, dễ phun bằng bình đeo vai hoặc bình động cơ. Thời gian phun chủ yếu khi châu chấu ở tuổi 2 và 3.
Biện pháp hóa học: Khi kiểm tra mật độ châu chấu tre cao có nguy cơ ăn trụi cây, cần khoanh vùng và phun trừ ngay bằng thuốc hóa học khi châu chấu còn co cụm chưa phát tán rộng. Sử dụng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Neretox 95WP, Victory 585EC, Babsac 750EC, Anvado 100WP, … Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát vì đây là thời điểm châu chấu ít di chuyển.

Mọt tre

+ Mọt trưởng thành có thân dài 2-3,4mm, màu nâu hồng hoặc nâu đen. Râu đầu hình chùy có 10 đốt, 3 đốt chùy có lông màu vàng. Mảnh lưng ngực trước hơi nhô cao có chiều dài gần bằng chiều rộng, bề mặt có những chấm tròn xếp sát nhau. Phía trước của mảnh lưng ngực trước có những hàng gai xù xì, hàng gai thứ nhất có 8 cái. Ở giữa phần sau của mảnh lưng ngực trước có 2 vết lõm hình ô van tương đối rõ. Ở phần gần mép sau của cánh trước (phần gần đường phân cánh ở giữa lưng) có các chấm xếp thành hàng, nhưng các chấm ở xa đó lại không thẳng hàng. Giữa các hàng chấm có lông vàng thưa, càng về cuối cánh, lông càng dầy và xếp thành hàng rõ rệt.
 + Trứng hình quả bí đao ngắn màu trắng sữa.
 + Sâu non màu trắng sữa có 3 đôi chân ngực phát triển.
 + Nhộng màu trắng sữa.

- Thuốc diệt mối, mọt CISLIN 2.5EC: Thuốc này chuyên dùng cho việc phun xịt mọt, có thể dùng trên rất nhiều đối tượng tre, gỗ … cũng như dùng được nhiều cách thức khác nhau như quét , phun , tẩm… Một sản phẩm của tạp đoàn BAYER ĐỨC
- Thuốc phun mọt kho ACTELIC 50EC: Thuốc này nên dành cho kho bãi có số lượng lớn tre, gỗ cần bảo  quản . Thuốc nước dạng phun xịt xông hơi diệt mọt cực mạnh. Một sản phẩm của tập đoàn SYNGENTA THỤY S
- Thuốc hun trùng, thuốc ủ mọt, thuốc diệt mọt QUICKPHOS 56%: Thuốc dạng viên nén nhỏ, dùng thuốc ủ mọt tư 5 -7 ngày bằng bạt hun trùng. Thuốc giúp diệt tận gốc mối, mọt trên tre tốt nhất.

Ngài độc hại thông keo

+ Ngài trưởng thành: Ngài cái có thân dài từ 25-27mm, mập, bụng to, màu nâu xám hơi đen. Chiều dài cánh trước 30mm. Râu đầu hình răng lược đơn. Mặt trên cánh trước màu nâu hơi đen, có các mạch màu nâu vàng nhạt nổi rõ. Ngài đực có thân dài từ 20-25mm. Râu đầu hình lông chim hẹp.
 Hệ thống mạch cánh: Cánh trước mạch R có 5 nhánh, trong đó các mạch R2, R3, R4, R5 có chân tạo thành một buồng phụ hình thoi ở góc trên buồng giữa. Cánh sau có 3 móc cánh màu nâu đỏ. Mạch Sc + R1 gặp Rs ở chỗ 1/3 mép trước buồng giữa tạo thành buồng phụ gốc cánh. Mạch Rs và M1 chập chân xa góc trên buồng giữa một đoạn nhỏ.
 + Trứng: hình cầu, mặt trên hơi lõm, đường kính khoảng 0,6mm, màu xanh nhạt.
 + Sâu non: dài từ 40-50mm, màu nâu đen, đầu màu đen nhanh. Hai bên ngực trước có 2 túm lông dài 12-13mm màu đen. Trên lưng đốt bụng thứ 8 cũng có một túm lông dài như vậy; trên lưng của đốt thứ 9 có nhiều lông dài. Trên lưng của đốt bụng thứ 1, 2, 3, 4 có 4 túm lông bàn chải dài từ 4-5mm, hơi nhọn ở đầu màu cà phê bột. Trên lưng của đốt ngực thứ 3 có 3 chấm vàng.
 + Nhộng: dài từ 25-30mm, màu nâu đen hay nâu nhạt. Mặt lưng của nhộng có nhiều túm lông màu vàng, đặc biệt ở trên lưng của đốt bụng thứ 2, 3, 4 có 3 bờm lông màu vàng xám. Mầm cánh và chân kéo dài 1/2 thân. Phía cuối nhộng có 1 gai hình tam giác.
+ Kén: thưa, xốp, màu nâu đen, bên ngoài có nhiều lông độc. Bên cạnh kén có xác của sâu non.

Sử dụng hóa chất Naphthalene

Ong ăn lá mỡ

+ Sâu trưởng thành có thân dài 15-20mm, màu xanh đen. Râu đầu hình răng lược, ngắn hơn thân. Hai mắt kép lồi to, 3 mắt đơn xếp thành hình tam giác ở đỉnh đầu. Cánh màu hơi vàng, mắt cánh màu nâu đen. Có thể  nhìn rõ 8 đốt bụng. Ống đẻ trứng của ong cái hình răng cưa, có chiều dài 1,2-1,5mm, rộng từ 0,4-0,6mm.
 + Trứng hình quả chuối, màu trắng ngà, dài 1,7mm, chỗ rộng nhất 0,5mm.
 + Sâu non từ lúc mới nở đến tuổi 3 màu vàng nâu, nhưng đến tuổi cuối cùng trên lưng màu vàng nâu sẫm hơn trông như bôi dầu luyn và có mảnh lưng đốt bụng cuối hóa cứng, có màu đen. Sâu non có 3 đôi chân ngực, 8 đôi chân bụng nhưng đôi thứ 7 thoái hoá. Sâu non đẫy sức dài 26-36mm.
 + Nhộng là loại nhộng trần nằm trong buồng nhộng ở dưới đất. Buồng nhộng làm bằng đất có hình bầu dục dài 15-17mm, rộng từ 6-8mm, phía trong nhẵn, màu đen bóng.

- Sử dụng bẫy dính màu vàng

- Sử dụng thuộc BVTV

Ong ăn lá thông

+ Sâu trưởng thành: Ong cái có thân dài từ 9-10mm, màu nâu vàng, đầu màu đen. Râu đầu hình răng lược, dài 3mm, có 18 đốt. Ong đực có thân dài 8mm, màu nâu đen. Râu đầu hình lông chim kép. Ong cái và ong đực đều có đặc điểm chung là:
 - Có 3 mắt đơn xếp thành hình tam giác bẹt nằm giữa 2 mắt kép.
 - Các cánh màu hơi vàng, mắt cánh màu nâu đen.
 - Trên lưng của các đốt bụng thứ 4, 5, 6 có giải màu nâu xậm nằm ngang. Cuối bụng có một vết lõm.
 - Trên lưng của các đốt ngực có 4 chấm đen đối xứng nhau.
 - Ở cuối đốt bàn chân thứ nhất của chân sau có đệm màu đen.
 - Đốt đùi và cuối đốt ống của chân màu đen còn các đốt khác màu vàng.
 + Trứng: hình bầu dục, dài 1,5-1,7mm, lúc mới đẻ màu xanh lơ, khi sắp nở màu xẫm hơn.
 + Sâu non: rất giống loài Gilpinia chỉ có một số điểm khác là: đầu màu đen, hai bên lưng còn có 2 đường chỉ đen nữa.
 + Nhộng: giống loài Gilpinia.
 + Kén: dài từ 10-11mm, rộng 4,5mm.

- Biện pháp lâm sinh bao gồm các biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp và biện pháp vật lý - cơ giới  như loại bỏ các cây (và bộ phận cây) bị sâu bệnh, bắt và thu hái các quả thể nấm và sâu non, phát dọn thảm cỏ và cành lá khô rụng.

- Biện pháp hóa học bao gồm việc sử dụng hóa chất như Cypermethrin 25EC để diệt trừ

Ong ăn lá thông

+ Sâu trưởng thành: Ong cái có thân dài từ 8-9mm, màu nâu đen. Râu đầu hình răng lược kép. Ong đực có thân dài 7mm, màu đen bóng. Râu đầu hình lông chim kép. Ong đực và ong cái đều có đặc điểm chung là:
- Có 3 mắt đơn xếp thẳng hàng giữa hai mắt kép.
- Các cánh màu vàng nhạt, mắt cánh màu nâu vàng.
- Trên lưng của các đốt bụng thứ 4, 5, 6, 7, 8 có giải màu nâu xậm nằm ngang. Cuối bụng có một u nhỏ màu đen và 2 bên có 2 lông nhỏ.
- Các đốt chậu và đốt đùi của chân màu đen, còn đốt ống và bàn chân màu vàng nhạt.
+ Trứng: hình bầu dục dài 1,8mm, màu trắng xám, lúc sắp nở màu vàng xậm.
+ Sâu non: có 3 đôi chân ngực và 8 đôi chân bụng, phân đốt không rõ ràng. Đầu màu nâu vàng, trên lưng màu xanh hơi vàng. Mặt bụng màu vàng nhạt. Hai bên thân có hai đường chỉ đen nối liền các lỗ thở.
+ Nhộng: trần, màu nâu vàng nhạt nằm trong kén.
+ Kén: dài khoảng 9mm, rộng 3mm. Kén làm bằng tơ lúc đầu màu trắng xám sau chuyển sang màu nâu vàng.

- Biện pháp lâm sinh bao gồm các biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp và biện pháp vật lý - cơ giới  như loại bỏ các cây (và bộ phận cây) bị sâu bệnh, bắt và thu hái các quả thể nấm và sâu non, phát dọn thảm cỏ và cành lá khô rụng.

- Biện pháp hóa học bao gồm việc sử dụng hóa chất như Cypermethrin 25EC để diệt trừ

Rệp sáp Phi lao

+ Sâu trưởng thành: Con cái có thân dài 3,3-8,2mm. Thân hình bầu dục, bụng phẳng, lưng nhô lên. Trên lưng được phủ một lớp sáp trắng, xung quanh có nhiều sợi lông trắng dài. Đặc biệt ở giữa lưng có 4 u màu vàng nâu, giữa các u có túm sáp trắng. Râu đầu hình lông chim, có 11 đốt màu đen. Khi đẻ trứng, phía cuối bụng hình thành một túi trứng hình bầu dục trắng như bông. Trên mặt túi nhìn rõ 15 vạch dọc, túi trứng dài nhất là 10mm.
 Con đực dài 3mm, thân gày, mảnh, màu đỏ da cam. Râu đầu hình cầu lông có 19 đốt màu đen. Có một đôi cánh màng mỏng, mạch cánh đơn giản, cánh sau thoái hoá thành 2 mấu ngắn nằm ngang. Chân màu đen. Cuối bụng có 2 mấu lồi, mỗi mẫu có 4 lông dài.
 + Trứng hình bầu dục, dài 0,7mm, mới đẻ màu vàng da cam, sau biến thành màu đỏ da cam.
 + Rệp non hình bầu dục, màu đỏ da cam. Râu đầu của rệp non tuổi 1, tuổi 2 có 6 đốt; ở tuổi 3 có 9 đốt, mỗi đốt có nhiều lông dài. Rệp non có mắt kép và 3 đôi chân màu đen. Phía cuối bụng có 2 túm lông, mỗi túm 3 cái dài bằng thân. Toàn thân rệp non phủ một lớp sáp màu vàng nhạt. Nếu rệp non là con đực thì trên lớp sáp có nhiều lông vàng.

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Applaud 10WP; Butyl 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Bitiox 40EC/ND; dầu khoáng DC – Tron Plus 98,8EC… Khi sử dụng, phải đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì. Bà con muốn tiết kiệm thuốc, công phun xịt và giảm bớt ô nhiễm môi trường chỉ nên phun xịt trực tiếp thuốc vào những chỗ có rệp bu bám (các bộ phận non, bông, trái).

Sâu ăn lá Hồi

Trưởng thành dài 12mm, rộng 8mm, râu đầu hình sợi chỉ có 11 đốt, mắt kép nhỏ, màu đen. Cánh cứng màu vàng hoặc màu đỏ đồng, mỗi cánh có 5 chấm đen. Chân màu vàng nhạt, đôi chân trước hơi nhỏ hơn các đôi chân còn lại. Có thể thấy rõ 6 đốt bụng. Trứng hình bầu dục, dài khoảng 1mm. được đẻ thành khối. Sâu non có miệng gặm nhai, 3 đôi chân ngực, mới nở dài 2-3mm, màu trắng nhạt, sau mỗi lần lột xác màu chuyển sang vàng, trên lưng có các chấm màu đen. Khi sắp vào nhộng lưng có màu xanh biếc, đầu màu đen nhánh. Mảnh lưng ngực trước màu xanh, giữa có vạch vàng. Giữa lưng có 2 gờ xanh biếc dài 1,5mm, nằm ngang. Hai bên mép bụng có hai hàng gờ màu xanh, hình tam giác, đỉnh hướng ra ngoài. Sâu non đẫy sức dài 15-20mm. Nhộng trần, màu vàng, dài 10mm, rộng 8mm, nằm trong buồng đất hình bầu dục.

- Sử dụng thuốc BVTV

Sâu ăn lá Quế

+ Sâu trưởng thành có thân dài  25-30mm. Toàn thân bao phủ một lớp lông màu trắng xám. Râu đầu hình răng lược. Mắt kép tròn đen. Ở gần gốc cánh trước có một vết đen hình chữ “ô” quay ra ngoài. Về phía gần mép ngoài của cánh trước cũng có 6 vết màu đen hơi tím hình chữ “ô” quay vào trong. Sát mép ngoài còn có 7 gạch đen xếp thành hàng. Mép ngoài của 2 cánh còn có nhiều lông đen như tua cờ.
 + Trứng hình cầu, đường kính  1mm, lúc mới đẻ màu hơi vàng sau đó màu nâu xám.
 + Sâu non đẫy sức dài 50mm, lúc mới nở màu nâu vàng sau dần dần chuyển sang màu nâu đỏ cuối cùng màu đen. Ở hai bên thân của sâu non có nhiều lông màu trắng xám chĩa về phía trên và phía dưới. Khi nghỉ, đầu và đuôi cong lên trời nên mới có tên là ngài thiên xã.
 + Nhộng dài 23mm, màu nâu đen. Phía cuối nhộng có 6 lông chập lại thành cái gai.

- Sử dụng thuốc BVTV

Sâu đo ăn lá lim

+ Sâu trưởng thành có thân dài 20-24mm. Toàn thân màu trắng xám có lẫn các lông đen, đặc biệt phía cuối thân có túm lông dài màu vàng xám. Râu đầu con cái hình sợi chỉ, còn con đực hình răng lược. Cánh trước hình thang nhọn và ở gần giữa mép ngoài có một đám lông màu tối hơn. Gần gốc và mép ngoài của 2 cánh con đực có hai đường vân màu nâu sẫm nằm ngang cánh, ở con cái các đường vân này mờ. Mép ngoài của 2 cánh có lông hình tua cờ màu vàng xám.
 + Trứng hình trống màu xanh lơ hay vàng nhạt, khi sắp nở chuyển thành màu xám đen.
 + Sâu non lúc mới nở màu nâu nhạt, sau đó biến thành màu xanh. Khi đến tuổi cuối cùng màu sắc biến đổi nhiều: nâu sẫm, nâu xanh, nâu xám hay xanh nhạt tùy theo hoàn cảnh. Sâu non đẫy sức dài 70mm có đầu màu râu nhiều chấm lõm, trên mảnh lưng ngực trước có một vằn cứng nằm ngang, trên lưng của đốt bụng thứ 8 có mảng đen to, các đốt có nhiều vết rạn nằm ngang. Sâu non có 3 đôi chân ngực và 2 đôi chân bụng ở đốt thứ 6 và thứ 10.
 + Nhộng: Nhộng cái dài 26mm, nhộng đực dài 22mm, màu nâu đen. Ở hai bên đầu của nhộng có 2 gai nhỏ, phía cuối bụng có một gai hình lưỡi mác và 2 bên đốt bụng có 2 gai nhỏ.

- Sử dụng thuốc BVTV

Sâu đo ăn lá Quế

Đặc điểm của loài Calcula sp. như sau: Ngài trưởng thành dài 20mm, màu vàng nhạt, sải cánh 50mm. Râu đầu hình sợi chỉ, dài gần bằng thân. Mắt kép màu xanh xám. Từ gốc cánh cho tới khoảng hơn 1/2 chiều dài cánh trước và cánh sau có dạng trong suốt, nhìn rõ mạch cánh, giữa phần cánh trong này có một vài đám vẩy cánh màu vàng xám. Phần diện tích cánh còn lại có màu vàng xám. Gần mép ngoài của hai cánh có một hàng ô trong suốt nằm giữa các mạch cánh. Trứng hình bầu dục, dài 0,5mm, rộng 0,3mm, màu vàng. Sâu non có 5 tuổi, lúc mới nở có màu xanh vàng nhạt, sau chuyển sang màu xám hơi vàng, lỗ thở màu xám đen. Sâu non đẫy sức dài 40mm, ba đốt ngực khá ngắn, cuối đốt bụng thứ 9 có 1 u gai nổi rõ. Nhộng màng, dài 18mm, màu nâu nhạt-nâu đỏ. Cuối bụng nhộng có 1 gai màu đen. 

Thường xuyên kiểm tra vườn rừng phát hiện sớm dịch hại và áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp phòng, trừ triệt để khi mật đọ thấp, sâu tuổi nhỏ.
- Dùng bẫy đèn bẫy trưởng thành.
- Xới đất diệt nhộng quanh tán cây quế sâu 3 - 5cm vào tháng 1 và tháng 8 hằng năm.
- Đối với diện tích nhiễm sâu ở phạm vi hẹp, mật độ thấp, sâu tuổi lớn: Sử dụng vòng độc quanh thân cây hoặc dùng chế phẩm sinh học Bt để phun lên tán cây (liều lượng 3 kg/ha thuốc pha với 450 - 600 lít nước) để diệt sâu non.
- Đối với diện tích nhiễm sâu với mật độ cao (khả năng bùng phát dịch): Phải sử dụng một trong các loại thuốc hóa học như: Bestox 5EC, Ofatox 400EC... để phun trừ. Khi phun trừ sâu đo ăn lá quế nên phun khi sâu mới nở sống tập trung trên lá hoặc ở kẽ thân, hiệu quả phòng, trừ sẽ cao nhất.

Sâu đo ăn lá Trẩu

+ Sâu trưởng thành có thân dài  16-22mm, màu nâu xám. Râu đầu ngài cái hình răng lược đơn, ngài đực hình răng lược kép. Phía ngoài cánh trước có 3 đường vân ngang lượn sóng màu nâu đen, hai đường trong nằm sát nhau. Về phía gần gốc cánh còn có hai đường vân hình sóng chạy song song màu nâu sẫm hơn. Ở phía ngoài cánh sau cũng có hai đường vân màu sẫm nằm ngang cánh. Cuối bụng ngài cái có một túm lông.
 + Trứng hình cầu đường kính 0,3mm.
 + Sâu non mới nở dài khoảng 3mm, màu đen, sau chuyển sang màu xanh vàng, có nhiều chấm hơi đen. Sâu non đẫy sức dài 60mm.
 + Nhộng có thân dài 15-20mm, phần lưng ngực phình ra. Cuối nhộng có gai nhỏ.

- Sử dụng thuốc BVTV

Sâu đục cành Quế

Sâu non có thân màu trắng hồng, miệng gặm nhai màu đỏ. Nhộng màng, màu nâu, dài 10mm, rộng 2mm. Đầu có mấu lồi, đốt bụng cuối có 6 gai mọc vòng xung quanh.

- Sử dụng thuốc BVTV

Sâu đục lá thông

+ Sâu trưởng thành: có thân dài 3mm, màu trắng xám; nhìn từ trên xuống hơi ánh nâu vàng. Râu đầu hình sợi chỉ dài bằng 2/3 thân thể. Cánh dài hơn thân. Mép ngoài cánh trước có lông rất dài và ngắn dần về phía đỉnh cánh. Cánh sau dài nhỏ xung quanh có nhiều lông dài. Khi đậu hai cánh xếp xuôi trên thân thành hình mái nhà, râu đầu cũng đặt xuôi trên thân. Chân sau rất dài, cuối đốt ống có 2 cựa dài. Bàn chân có 5 đốt, đốt thứ nhất dài bằng 1/2 bàn chân. Khi đậu chân sau chìa ra ngoài. Bụng nhìn phía dưới thấy rõ 7 đốt. Giữa mảnh bụng của đốt 1 và 2 có rãnh chạy dọc.
 + Trứng: hình bầu dục, dài gần 0,3mm, màu trắng xám.
 + Sâu non: dài từ 7-10mm. Đầu sâu non màu nâu xẫm, thân màu trắng hơi vàng đặc biệt phía trên 3 đốt ngực và 4 đốt cuối màu hơi hồng, dọc lưng có một đường xanh vàng, bốn đôi chân bụng màu hơi hồng.
 + Nhộng: dài 4mm, màu nâu vàng, mảnh lưng ngực màu nâu xẫm. Nhộng có mầm cánh và râu đầu dài bằng nhau và kéo dài gần hết bụng chỉ để lại 3 đốt. Đặc biệt về phía bụng của đốt cuối bụng có 2 gai dài khoảng 1mm cong lên phía đầu. Nhộng cử động 3 đốt cuối kết hợp với 2 gai trên để di chuyển trong đường đục.

Sử dụng các chất hoá học để phòng trừ sâu bệnh hại cây, chỉ nên sử dụng những loại thuốc sau trong trường hợp cần thiết.
- Các loại thuốc chọn lọc, ít độc hại cho con người và môi trường
- Các loại thuốc nhanh phân hủy
- Các loại thuốc nhóm độc thấp (nhóm 3, 4)
- Áp dụng biện pháp xử lý hạt giống và cây con. Sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng:
1. Đúng lúc: Phun lúc sâu non tuổi nhỏ, vết bệnh mới xuất hiện. Giai đoạn sinh trưởng của cây. Phun sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa,…
2. Đúng thuốc: Cho từng đối tượng dịch hại, luân phiên các loại thuốc,…
3. Đúng cách: Thực hiện thao tác pha-phun đúng hướng dẫn của từng loại thuốc,…
4. Đúng liều lượng, nồng độ: Theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc (về lượng dùng, lượng nước pha)

Sâu đục ngọn thông lớn

+ Sâu trưởng thành: có thân dài 13mm, rộng 3mm, màu hung hung nâu xám. Râu đầu hình sợi chỉ, khi đậu đặt dọc trên lưng.
 Cánh trước có 3 đường vân màu trắng xám nằm ngang cánh chia cánh ra làm 4 phần tương đối bằng nhau. Trên phần thứ 2 có một chấm đen. Mép ngoài cánh trước và cánh sau có lông hình tua cờ.
 + Trứng: hình bầu dục dài 0,5mm.
 + Sâu non: thành thục dài khoảng 20mm, màu nâu hồng. Ở giữa mảnh lưng ngực trước có vằn nâu vàng nằm ngang, giữa vằn có một vết trắng chạy dọc. Trên mỗi đốt bụng của sâu non có 8 chấm màu nâu nổi rõ, mỗi chấm có một lông nhỏ. Chân bụng có một vòng móc quặp vào.
 + Nhộng: màu nâu vàng dài 10mm, rộng 2mm, phía cuối nhộng có 6 gai hình móc câu.

Sử dụng các chất hoá học để phòng trừ sâu bệnh hại cây, chỉ nên sử dụng những loại thuốc sau trong trường hợp cần thiết.
- Các loại thuốc chọn lọc, ít độc hại cho con người và môi trường
- Các loại thuốc nhanh phân hủy
- Các loại thuốc nhóm độc thấp (nhóm 3, 4)
- Áp dụng biện pháp xử lý hạt giống và cây con. Sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng:
1. Đúng lúc: Phun lúc sâu non tuổi nhỏ, vết bệnh mới xuất hiện. Giai đoạn sinh trưởng của cây. Phun sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa,…
2. Đúng thuốc: Cho từng đối tượng dịch hại, luân phiên các loại thuốc,…
3. Đúng cách: Thực hiện thao tác pha-phun đúng hướng dẫn của từng loại thuốc,…
4. Đúng liều lượng, nồng độ: Theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc (về lượng dùng, lượng nước pha)

Sâu đục thân Phi lao

+ Sâu trưởng thành có thân dài 20-22mm. Râu đầu con cái hình sợi chỉ, con đực hình răng lược kép. Toàn thân được bao phủ một lớp lông tơ màu trắng. Trên lưng các đốt ngực có 6 chấm màu xanh biếc xếp thành 2 hàng dọc. Mặt trên của 2 cánh trước với nền màu trắng có rất nhiều điểm màu xanh đen óng ánh.
 + Trứng hình bầu dục, dài độ 1mm, màu vàng nhạt.
 + Sâu non màu nâu vàng nhạt. Đầu màu nâu, đặc biệt ở gần đỉnh đầu lõm vào, giữa đỉnh đầu có gờ nhô lên rất cao. Cuối thân có mảnh lưng lõm xuống, được chitin hoá cứng dùng để đẩy phân trong đường đục. Sâu non đẫy sức dài 50-60mm.
 + Nhộng dài 22-28mm, màu nâu vàng. Phía cuối nhộng hơi cong về phía trước, hai bên đốt cuối thân có 1 gai nhỏ. Mầm miệng nhô ra như mỏ chim.

Có thể dùng những loại thuốc sau;
- Nitox 30EC ( Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%) sử dụng ở nồng độ 0,25% – 0,3% (25 – 30ml thuốc + 10ml nước).
- Nibas ( Fenobucarb 50%) sử dụng ở nồng độ 0,30% – 0,35%(30 – 35ml thuốc + 10 lít nước).
- Bini 58 ( Dimethoate 40%) sử dụng ở nồng độ 0,25% – 0,35%(25 – 35ml thuốc + 10 lít nước).
- Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%): sử dụng ở nồng độ 0,2 – 0,25%

Sâu gấp mép lá keo

+ Sâu trưởng thành: có thân dài từ 2,5-3mm, màu nâu đen. Râu đầu hình sợi chỉ có tên 30 đốt dài gần bằng thân. Đốt gốc râu to và lõm ở dưới tạo thành mũ che mắt kép. Hai mắt kép to màu đen. Râu môi dưới có đốt thứ 3 rất dài chìa ra phía trước đầu. Cánh trước dài hẹp hơi nhọn về cuối. Buồng giữa của cánh trước dài hẹp và nghiêng xuống mép sau của cánh. Cánh sau dài nhọn. Mép trước và mép sau của cánh trước và cánh sau có nhiều lông tơ dài. Đốt ống chân sau có 2 gai và cuối đốt ống có 2 cựa dài. Bàn chân có 5 đốt, đốt cuối cùng dài bằng 1/2 bàn chân.
 + Trứng: hình tròn có đường kính khoảng 0,3mm, màu trắng sữa nằm trên mép lá.
 + Sâu non: thành thục dài từ 7-10mm, đầu màu nâu vàng, thân màu vàng nhạt hơi xanh chia đốt rõ ràng. Sâu non có 3 đôi chân ngực mảnh dài và 5 đôi chân bụng ngắn.
 + Nhộng: dài từ 2-4mm, màu nâu vàng. Mầm cánh dài hơn 3/4 thân chỉ để lộ 3 đốt bụng.

Bảo vệ các loài thiên địch sẵn có trên vườn keo của sâu gấp mép lá bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hóa học, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, bảo vệ tầng cây bụi thảm tươi để có nơi cho thiên địch trú ngụ.

Sâu nâu

+ Sâu trưởng thành: có thân dài 23mm. Chiều dài cánh trước 25mm. Trên lưng của thân màu nâu xám, mặt bụng màu nhạt hơn. Râu đầu hình sợi chỉ dài bằng 2/3 thân. Mắt kép màu nâu đen. Mặt trên của 2 cánh cơ bản màu nâu xám, mặt dưới màu xám nhạt.
 Ở mép ngoài buồng giữa của cánh trước có một chấm đen đường kính 2mm, giữa chấm đen và mép ngoài có các đường vân hình sóng màu nâu xẫm chạy từ mép trước thu dần lại ở gần mép sau tạo thành một điểm đen to. Các mạnh cánh chạy ra mép ngoài nổi rõ và giữa các mạch có các chấm đen nhỏ. Cánh sau từ trong ra ngoài cũng có 3 đường vân màu nâu xậm chạy ngang cánh. Mép ngoài hai cánh có nhiều lông hình tua cờ.
 + Trứng: hình bán cầu đỉnh trứng hơi nhô lên. Trứng có đường kính lớn hơn 0,5mm và cao 0,38mm. Xung quanh trứng có nhiều đường vân ngang dọc.
 + Sâu non: có 6 tuổi, lúc mới nở dài từ 6-7mm màu nâu xám và khi thành thục dài từ 45-50mm, màu nâu xám hơi vàng hoặc nâu đen. Đầu sâu non màu nâu.
 Sâu non có 5 đôi chân bụng, nhưng đôi thứ nhất nhỏ, ngắn nên khi bò giống như sâu đo.
 + Nhộng: dài từ 20-25mm, màu cánh gián. Mầm cánh dài bằng 1/2 thân. Hai bên bụng nhìn rõ 7 đôi lỗ thở màu nâu đen. Đặc biệt mặt lưng của đốt cuối bụng có nhiều đường nâu đỏ chạy dọc. Cuối nhộng có 8 gai hình móc câu để móc vào kén.

- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch trên đồng ruộng như nhện, bọ rùa, ong ký sinh...
- Xử lý đất trước khi gieo trồng bằng một số loại thuốc trừ sâu dạng bột như: Basudin 10G, Vibasu 10H, Furadan 3G, Regent 3G…
- Khi mật độ sâu cao, nên chọn các loại thuốc hỗn hợp có nhiều hoạt chất, nhiều tác dụng (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, thấm sâu) hoặc phối hợp  thuốc trừ sâu có tác dụng khác nhau để diệt trừ sâu xám cho hiệu quả cao. Có thể dùng thuốc đơn: Basudin 50EC; Shecpain 36EC; Gottoc 250EC hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC; Sevin 40% + Sherpa 25EC; Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS… Phun vào chiều tối, nên cho thêm 10ml chất bám dính hoặc 20-30ml dầu khoáng vào mỗi bình 8-12lít để tăng khả năng bám thuốc vào cơ thể sâu, sâu chết nhanh, nhiều hơn.
- Lựa chọn một số loại thuốc hoá học đặc hiệu như: Padan 95SP; Regent 800WP vv... Sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc.
- Dùng luân phiên các thuốc có hoạt chất Emamectin, Lamda-Cypermethrin với hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin…

Sâu róm thông

+ Sâu trưởng thành: con cái dài từ 25-35mm, con đực nhỏ hơn một chút, màu sắc biến đổi nhiều màu trắng xám, màu nâu vàng hay màu nâu xẫm tùy theo mùa. Râu đầu con cái hình răng lược đơn, con đực hình răng lược kép. Cánh trước lớn hơn cánh sau. Ở giữa cánh trước có một chấm trắng nhỏ. Từ gốc đến mép ngoài của cánh có 4 đường vân cong, màu nâu xẫm nằm ngang cánh. Đặc biệt ở gần mép ngoài của cánh trước có 8 chấm đen xếp thành hình số 3.
+ Trứng: hình bầu dục, dài từ 1,8-1,9mm, mới đẻ màu xanh lơ, sau chuyển dần sang màu hồng nhạt, khi sắp nở màu nâu xậm.
+ Sâu non: có 6 tuổi, kích thước và màu sắc khác nhau:
• Về kích thước:
Tuổi 1: 5-9mm; Tuổi 2: 8-14mm; Tuổi 3: 15-22mm; Tuổi 4: 22-32mm; Tuổi 5: 30-38mm;  Tuổi 6:  38-65mm.
• Về màu sắc:
Sâu non tuổi 1 màu xám, giữa lưng có một đường chỉ vàng chạy dọc và hai bên tuyến lưng có hai đường chỉ đen. Phía đầu sâu có 4 túm lông dài và cuối thân cũng có một túm lông dài.
Sâu non tuổi 2 màu nâu hay màu đen nhạt. Trên lưng của các đốt ngực có 2 vằn lông đen nằm ngang và trên đó có nhiều lông dài. Trên lưng của đốt bụng thứ 6 có khoang màu vàng nhạt.
Sâu non tuổi 3 màu nâu hay màu đen nhạt có sen kẽ các chấm trắng. Trên lưng của các đốt ngực vẫn có 2 vằn lông đen nổi rõ giữa 2 vằn lông đen màu vàng nhạt. Trên hai bên lưng của các đốt bụng có các túm lông độc.
Sâu non tuổi 4, tuổi 5, tuổi 6 màu sắc không biến đổi mấy chỉ lớn lên về kích thước, nhưng xung quanh đầu và thân có rất nhiều lông dài.
+ Nhộng: dài từ 22-27mm, màu nâu đen hay màu cánh gián. Nhộng nằm trong kén bằng tơ. Kén dài từ 32-37mm, màu trắng xám, bên ngoài có nhiều lông độc.

Các địa phương và hộ dân cần xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp lâm sinh tổng hợp như: Tỉa thưa rừng, trồng thêm băng cây xanh bằng các loài cây lá rộng dưới tán rừng thông, tạo đai cách ly sâu, nâng cao sức chống chịu sâu, bệnh của các cá thể và lâm phần rừng; kết hợp xây dựng môi trường cho các thiên địch tồn tại và phát triển. Đặc biệt, khi phát hiện có ổ trứng sâu róm tại rừng thông, bà con nên chủ động mua thuốc phun ngay, không thụ động chờ được cấp thuốc mới phun. Phun sớm, việc tiêu diệt sâu sẽ hiệu quả hơn

Sâu túi nhỏ ăn lá keo

+ Ngài trưởng thành: Ngài đực có thân dài từ 4-5mm, sải cánh dài từ 11-13mm, thân màu nâu xẫm có phủ một lớp lông trắng. Râu đầu hình lông chim. Cánh trên màu nâu xẫm có phủ một lớp lông trắng, cánh sau màu trắng xám. Ngài cái không có cánh dài từ 6-8mm, đầu nhỏ màu cà phê. Ngực, bụng mầu trắng vàng và bụng uốn cong. Ngài cái nằm trong kén.
 + Trứng: hình bầu dục dài 0,6mm, rộng 0,4mm, màu trắng xám.
 + Sâu non: dài từ 6-9mm, trên lưng các đốt ngực và đầu có màu nâu vàng, bụng màu trắng xám. Trên lưng của đốt bụng thứ 8 có 2 chấm nâu và đốt thứ 9 có 4 chấm nâu. Mảnh mông đốt thứ 10 màu nâu vàng. Sâu non nằm trong một cái túi màu lá khô.
 + Nhộng: Nhộng cái dài từ 5-7mm, màu vàng, hình thoi, đoạn đầu và ngực nhỏ uốn cong. Trên lưng từ đốt thứ 3 đến đốt thứ 6 có hàng gai nhỏ màu nâu đen, cuối bụng có 2 gai ngắn. Nhộng đực dài từ 4,5-6mm, màu nâu vàng. Trên lưng của các đốt bụng thứ 4 đến đốt thứ 8 trên dưới có hai hàng gai nhỏ. Cuối bụng cũng có 2 gai nhỏ.
Nhộng đực và nhộng cái đều nằm trong túi làm bằng tơ quấn với lá khô nên có màu lá khô, trên có sợi tơ treo vào cành lá. Túi con cái dài từ 12-13mm, túi con đực dài từ 7-10mm.

Điều tra theo dõi khi sâu có mật độ thấp chỉ việc tìm sâu ở quanh gốc cây, cách thân chính khoảng 60cm.
Phương pháp vật lý cơ giới: ngăn chặn sâu bằng vòng dính. Để vòng dính phát huy hiệu quả keo phải được bôi kín toàn bộ vùng thân cây cách mặt đất 1,3m với bề rộng 8 - 10cm.
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: chủ yếu nhằm diệt trừ sâu nâu đầu 2 chấm trắng và sâu nâu vạch xám là biện pháp xử lý đấy xung quanh thân cây.
Biện pháp sinh học: Sâu nâu và sâu vạch xám có nhiều thiên địch như côn trùng ăn thịt hoặc thuộc bộ bọ ngựa (Mantodea), họ kiến (Formicidae), động vật ăn sâu bọ như bò sát, lưỡng cư, côn trùng ký sinh như ong kén cánh tím, ong kén nâu vàng, ruồi ký sinh. Ong kén cánh tím làm cho sâu non chết hàng loạt, kén của loài ong này có thể đính bám trên thân hay lá cây. Ruồi ký sinh gây bệnh chết cho sâu non tuổi lớn và nhộng.
Biện pháp hóa học: khi các phương pháp phòng trừ sâu khác không làm cho mật độ sâu giảm đi buộc phải dùng phương pháp hóa học để làm giảm nhanh mật độ sâu. Các loại thuốc có tác dụng vị độc, tiếp xúc được phép sử dụng đều có thể tiêu diệt sâu ăn lá keo, một số loại vừa có tác dụng tiếp xúc, vị độc và xông hơi hay nội hấp cũng có thể dùng được như Ofatox hoặc Sumithion...

Sâu vạch xám

+ Sâu trưởng thành: có thân dài từ 20-30mm. Chiều dài cánh trước 34mm. Trên lưng của thân màu nâu xẫm, mặt bụng màu nâu đỏ. Râu đầu hình sợi chỉ dài gần bằng thân. Mắt kép màu xanh xám. Mặt trên hai cánh cơ bản màu nâu xẫm, mặt dưới màu nâu đỏ, có 3 đường vân đen chạy ngang. Ở giữa cánh trước có một đường vân màu đen xoắy gần tròn đường kính khoảng 10mm và gần mép ngoài còn có 3 đường vân hình sóng màu đen nằm ngang cánh. Cánh sau có một giải vân đen rộng nằm ngang cánh. Mép ngoài hai cánh có lông hình tua cờ.
 + Trứng: hình bán cầu đường kính dài từ 0,8-1,02mm, cao từ 0,8-0,9mm. Trên đỉnh trứng có các đường vân tạo thành hình bông hoa xung quanh trứng cũng nổi rõ các đường vân ngang dọc.
 + Sâu non: thành thục dài từ 60-70mm, màu trắng xám. Hai bên đầu có các vết nâu đen chạy từ đỉnh xuống gốc râu đầu. Toàn thân có nhiều hàng chấm đen chạy dọc nhưng rõ nhất ở hai bên lưng. Đôi chân mong khá dài bám chìa ra phía sau.
 + Nhộng: dài từ 22-26mm, màu nâu đỏ. Mầm cánh dài bằng 1/2 thân. Trên đốt thứ 4 của bụng có 2 vòng tròn nhỏ. Lỗ thở nhìn không rõ. Cuối nhộng cũng có 8 gai hình móc câu màu hơi vàng.

- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch trên đồng ruộng như nhện, bọ rùa, ong ký sinh...
- Xử lý đất trước khi gieo trồng bằng một số loại thuốc trừ sâu dạng bột như: Basudin 10G, Vibasu 10H, Furadan 3G, Regent 3G…
- Khi mật độ sâu cao, nên chọn các loại thuốc hỗn hợp có nhiều hoạt chất, nhiều tác dụng (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, thấm sâu) hoặc phối hợp  thuốc trừ sâu có tác dụng khác nhau để diệt trừ sâu xám cho hiệu quả cao. Có thể dùng thuốc đơn: Basudin 50EC; Shecpain 36EC; Gottoc 250EC hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC; Sevin 40% + Sherpa 25EC; Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS… Phun vào chiều tối, nên cho thêm 10ml chất bám dính hoặc 20-30ml dầu khoáng vào mỗi bình 8-12lít để tăng khả năng bám thuốc vào cơ thể sâu, sâu chết nhanh, nhiều hơn.
- Lựa chọn một số loại thuốc hoá học đặc hiệu như: Padan 95SP; Regent 800WP vv... Sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc.
- Dùng luân phiên các thuốc có hoạt chất Emamectin, Lamda-Cypermethrin với hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin…

Sâu xanh ăn lá bồ đề

+ Sâu trưởng thành có thân dài 20-25mm, phủ đầy lông màu nâu nhạt. Râu đầu hình răng lược. Cánh trước có góc đỉnh hơi nhọn.
 + Trứng hình bán cầu, mới đẻ có màu trắng xám sau dần dần có nhiều chấm hồng. Khi sắp nở có màu hồng loang lổ.
 + Sâu non có 4 tuổi. Tuổi 1, tuổi 2 có màu trắng phủ nhiều lông tơ nhỏ. Tuổi 3 dài khoảng 11mm có màu xanh lục như lá bồ đề, giữa đỉnh đầu có một vạch dọc màu đen. Đến tuổi 4 trên đầu sâu non có thêm hai vạch vàng chạy từ đỉnh xuống hai bên mắt, giữa đỉnh đầu có thêm một vạch vàng nằm ngang. Dọc lưng sâu non có một vạch xanh sẫm, hai bên tuyến lưng có hai đường chỉ vàng.
 + Nhộng màu cánh gián nằm trong kén tơ mỏng sát mặt đất.

- Biện pháp canh tác: Gieo trồng bồ đề đúng mật độ, tỉa, dặm, phát cành để cây có khoảng cách hợp lý, bón cân đối các loại phân bón để cây khỏe, tăng khả năng chống chịu với sâu hại.
- Biện pháp thủ công: Huy động chủ rừng tiến hành sử dụng bẫy đèn để bắt và tiêu diệt trưởng thành, thực hiện xới xáo quanh gốc cây (toàn bộ hình chiếu tán lá) để diệt nhộng nhằm hạn chế trưởng thành vũ hóa đồng thời bắt giết trưởng thành, diệt các ổ trứng, giết ổ sâu non mới nở.
- Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch có sẵn trong rừng bồ đề, đặc biệt là bảo vệ các loài chim ăn sâu để khống chế mật độ sâu hại.
- Sử dụng thuốc BVTV

Sâu xanh ăn lá Quế

* Sâu trưởng thành: Con cái có chiều dài thân 20-28mm, sải cánh 60-90mm. Con đực có chiều dài thân 15-20mm, sải cánh 55-65mm. Sâu trưởng thành có màu sắc đa dạng, thường màu da cam, gỉ sắt, một số ít con có màu tro. Râu đầu hình lông chim. Trong cánh trước có đường màu tím đậm hình lượn sóng, đường ngang tương đối thẳng có màu tím đậm rõ ràng, ở buồng giữa có 3 chấm điểm rất rõ ràng, xếp thành hình tam giác, phía bên trong chấm điểm có những đường viền nhỏ, mép màu tím đậm. Đỉnh cánh nhọn, gốc cánh màu tím đậm, phía trước và sau cánh có cùng màu sắc.
* Sâu non: Sâu tuổi nhỏ có màu vàng nhạt, từ tuổi 4 trở đi sâu non có màu xanh lục. Phần đầu có màu nâu, ở hai bên phía lưng và đốt bụng thứ 8 mỗi đốt đều có chấm đen khá rõ ràng. Lỗ thở có hình bầu dục và có những hàng lông được sắp xếp theo chiều thẳng đứng. Trên mỗi đốt có 7 lông trong đó có 6 lông mọc đối xứng và 1 lông mọc ở giữa có chiều dài lớn hơn. Phần lưng ở phía sau có rất nhiều hàng lông, mỗi hàng lông mọc 12 lông.
 * Nhộng: Nhộng màng nằm trong kén tơ, kén màu trắng hoặc vàng bẩn. Chiều dài nhộng 19-25mm, chiều dài kén từ 30-35 mm. Lúc mới vào nhộng có màu vàng nhạt sau chuyển dần sang vàng đậm, trên nhộng có nhiều chấm màu nâu thẫm, cuối bụng có dạng hình móc.

Thường xuyên kiểm tra vườn rừng phát hiện sớm dịch hại và áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp phòng, trừ triệt khi mật đọ thấp, sâu tuổi nhỏ.
- Xới đất diệt nhộng quanh tán cây quế.
- Đối với trưởng thành: thử nghiệm dùng bẫy đèn bẫy trưởng thành bằng cách thắp điện sáng từ 19- 22 giờ đêm ở những khu vực có sâu đo gây hại, chúng sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem tiêu diệt.
+ Đối với sâu non: phun khi sâu tuổi nhỏ, sâu còn đang co cụm thành ổ, sử dụng một số loại thuốc có tác dụng tiếp xúc, nội hấp mạnh như: Vimatox 5SG, Comdagold 10G, Dylan 5WG, Gà nòi 95SP... phun trừ.

Vòi voi đục măng

+ Sâu trưởng thành có kích thước thân thể biến đổi từ 30-50mm. Toàn thân màu nâu nhạt hay nâu hồng bóng. Râu đầu hình chuỳ đầu gối có 8 đốt, đốt cuối cùng hình tam giác và có nhiều lông màu vàng xám. Đầu kéo dài thành ống vòi (như vòi voi) màu đen, trên ống vòi của con đực có 2 hàng gai nhỏ. Mảnh lưng ngực trước hình viên trụ rắn chắc.
 Cánh cứng ngắn hơn bụng và trên cánh có 5 đường rãnh chạy dọc. Các đốt của chân hơi bẹt, cuối đốt ống có một cựa cong sắc. Bàn chân có 4 đốt, đốt thứ 3 to và chẻ đôi. Đặc biệt chân trước của con đực rất dài, dài gấp 2,5 lần chân trước của con cái; phía dưới đốt ống có rất nhiều lông vàng, mịn để ôm lấy con cái khi giao phối.
 + Trứng hình bầu dục, dài 3,4-4mm, màu trắng sữa.
 + Sâu non: màu vàng nhạt, thân thể béo mập, không có chân. Đầu màu nâu sẫm, trên mảnh lưng ngực trước có vân cứng hình tam giác màu nâu sẫm. Sâu non đẫy sức dài 30-35mm.
 + Nhộng dài 40-50mm, màu trắng xám. Nhộng nằm trong buồng nhộng. Buồng nhộng làm bằng đất dài 50-60mm, rộng 30-40mm, vách dày 4-5mm.

Sử dụng một trong các loại thuốc BVTV có tác dụng tiếp xúc hoặc xông hơi trong danh mục thuốc BVTV được pháp sử dụng trên cây điều để phòng trừ (tham khảo) như: Dinotefuran, Nitenpyram, Imabaclop rid, Thiametthoxam, Pyridaben, Imidaclop rid...Thực hiện phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun theo nguyên tắc 4 đúng và liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Xén tóc màu nâu

+ Sâu trưởng thành: có thân dài từ 30-50mm, rộng từ 10-20mm. Toàn thân màu nâu đỏ, đầu và hai hàm trên màu đen. Đỉnh đầu có rãnh chạy dọc. Hai bên mảnh lưng ngực trước có 3 gai dẹp màu đen. Trên 2 cánh cứng có 4 đường vân nổi rõ. Cuối cánh cứng cũng hình cung tròn.
+ Trứng: hình thuỗn dài 3mm, ngoài vỏ có nhiều vân nhăn nheo.
+ Sâu non: thành thục dài 70mm, màu trắng vàng. Hai bên bụng từ đốt thứ 3 đến đốt thứ 6 có 2 gờ thịt nhìn rõ.
+ Nhộng: có thân dài 40mm, mầm râu đầu dài đến đốt thứ 3 của bụng.

- Sử dụng thuốc BVTV

Xén tóc màu rêu vàng lục

+ Sâu trưởng thành: có thân dài từ 36-48mm, rộng 10-12mm. Toàn thân được phủ một lớp lông tơ mịn màu rêu vàng lục. Giữa đỉnh đầu có một rãnh chạy dọc và một rãnh ngang ngắn tạo thành hình dấu cộng. Hai bên mảnh lưng ngực trước có hai gai nhọn, mũi hơi cong về phía sau. Hai vai cánh có 2 gai nhỏ và nhiều chấm đen. Cuối cánh cứng có 2 gai.
+ Trứng: hình thuỗn dài từ 5-7mm.
+ Sâu non: thành thục dài 60mm, chỗ rộng nhất là mảnh lưng ngực trước rồi nhỏ dần về phía cuối.
+ Nhộng: thân dài 50mm. Mầm râu đầu cuộn hơn một vòng ở trên mầm cánh cứng. Đốt cuối nhộng nhô ra như một cái mấu.

- Sử dụng thuốc BVTV

Xén tóc vân báo

Sâu trưởng thành: có thân dài 20mm, rộng khoảng 8-10mm. Giữa đỉnh đầu có một rãnh dọc. Ở cuối đốt râu đầu thứ 3 có túm lông dài. Hai bên mảnh lưng ngực trước có hai gai nhỏ. Trên hai cánh cứng có các đường vân đen tạo ra các mảng vàng xám như vân báo. 

- Sử dụng thuốc BVTV

Xén tóc vân đen vàng

Sâu trưởng thành: có thân dài 25mm, rộng khoảng 8mm. Toàn thân được phủ một lớp lông vàng thưa. Trên cánh cứng có 3 giải vân vàng đậm hơn chạy ngang cánh. Ở giữa đỉnh đầu có vết đen hình mũi tên chỉ ngược. Hai bên mảnh lưng ngực trước có 2 u lồi. Cuối cánh cứng bằng.

- Sử dụng  thuốc BVTV

Xén tóc vân hình sao

+ Sâu trưởng thành: có thân dài từ 19-39mm, rộng khoảng 8-10mm. Toàn thân có màu đen bóng. Trên mảnh lưng ngực trước có 2 gai nhọn thẳng. Trên 2 cánh cứng nhìn từ trên xuống thấy rõ 34 chấm trắng xếp thành 5-6 hàng. Hai góc vai của cánh cứng có 2 gai màu đen. Cuối cánh cứng hình cung tròn.
 + Trứng: hình thuỗn dài 5-6mm.
 + Sâu non: thành thục dài từ 45-50mm, hình thái giống sâu non xén tóc rêu vàng lục.
 + Nhộng: có thân dài 30mm, mầm râu đầu cuộn gần 2 vòng trên mầm cánh cứng. Đốt cuối nhộng ngắn.

Thăm vườn thường xuyên, phát hiện cây bị hại. Nếu cây bị hại nhẹ có thể dùng cây xoi lổ sau đó nhét thuốc trừ sâu dạng hột vào bên trong thân cây và trét đất lại. Đối với cây xoài bị hại nặng, dùng dao lần theo lớp vỏ cây bên trong bị sâu ăn trên thân tìm vết đục thành lổ sâu trong thân cây. Dùng thuốc hạt gói vào trong 1 lớp vải mỏng rồi nhét vào lổ sâu đục, xong dùng đất trét kín miệng lổ lại. Sử dụng thuốc có tính năng lưu dẫn, xông hơi, thấm sâu… phun lên bề mặt lớp vỏ thân cây nhằm diệt ấu trùng và phun định kỳ 10-15 ngày/lần.

Xén tóc vân hổ

+ Sâu trưởng thành: có thân dài từ 12-15mm, rộng từ 5-6mm. Thân thể mảnh. Râu đầu chỉ dài bằng nửa thân. Mảnh lưng ngực trước hình viên trụ. Trên mảnh lưng ngực trước và cánh cứng có màu vàng xám. Trên đó lại có các đường vân đen trông như vân hổ. Cánh phủ hết bụng, cuối cánh cứng hình cung.
+ Trứng: có hình bầu dục dài khoảng 1mm.
+ Sâu non: màu trắng hồng.
+ Nhộng: có thân dài từ 15-20mm, mầm râu đầu cong xuống 2 bên.

- Sử dụng thuốc BVTV