BẢN TIN DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THỜI HẠN MÙA (Từ tháng 11/2022 đến tháng 4/2023)

Dự báo khí tượng, thủy văn, hải văn từ tháng 11/2022 đến tháng 01/2023

1. Khí tượng

+ Hiện tượng ENSO: Trạng thái La Nina tiếp tục duy trì trong thời kỳ từ nay đến tháng 01/2023 với xác suất khoảng từ 80-90%, sau đó giảm dần với xác xuất khoảng từ 50-60%.

+ Bão/ATNĐ: Từ nay đến tháng 4/2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng từ 03-05 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng 02 hoặc 03 cơn. Đề phòng xảy ra bão, ATNĐ và mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung từ nay đến cuối năm 2022. Có khả năng tháng 01/2023 vẫn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông.

+ Nhiệt độ trung bình (Hình 4a, 5a, 6a): Trên phạm vi cả nước từ tháng 11/2022-01/2023 nhiệt độ phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN; riêng tháng 01/2023 khu vực Bắc Bộ ở mức cao hơn khoảng 0,50C so với TBNN cùng thời kỳ.

+ Lượng mưa (Hình 4b, 5b, 6b):

 a. Khu vực Bắc Bộ:

Từ tháng 11/2022-01/2023, TLM tại Bắc Bộ phổ biến ở mức thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ từ 20-40%; riêng khu vực Đồng bằng Bắc Bộ tháng 11/2022 TLM xấp xỉ so với TBNN, trong khi đó khu Tây Bắc tháng 01/2023 TLM cao hơn TBNN khoảng 20-40%.

 b. Khu vực Trung Bộ:

Tháng 11/2022, TLM tại khu vực Bắc Trung Bộ cao hơn từ 15-30%; khu vực Trung và Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 30-60%, có nơi trên 70% so với TBNN cùng thời kỳ.

Từ tháng 12/2022-01/2023, tại khu vực Bắc Trung Bộ TLM ở mức thấp hơn so với TBNN từ 15-30%, khu vực Trung Trung Bộ xấp xỉ TBNN, riêng Nam Trung Bộ cao hơn từ 20-40% so với TBNN cùng thời kỳ.

 c. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ:

Tháng 11/2022, TLM tại khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 50-100% so với TBNN cùng thời kỳ, có nơi cao hơn; tại khu vực Nam Bộ TLM cao hơn từ 20-40% so với TBNN cùng thời kỳ.

Tháng 12/2022-01/2023, TLM phổ biến ở mức cao hơn từ 20-40% so với TBNN cùng thời kỳ.

Bảng 7: Dự báo nền nhiệt độ, lượng mưa từ tháng 11/2022-01/2023

Khu vực dự báo

Tháng 11/2022

Tháng 12/2022

Tháng 01/2023

Ttb (oC)

R(mm)

Ttb (oC)

R(mm)

Ttb (oC)

R(mm)

Sơn La (Tây Bắc)

18,5-19,5

20-50

15,5-16,5

20-50

15,5-16,5

20-50

Việt Trì (Việt Bắc)

21,5-22,5

40-80

17,5-18,5

20-50

16,5-17,5

20-50

Hải Phòng (Đông Bắc)

21,5-22,5

40-80

17,5-18,5

20-50

17,0-18,0

20-50

Hà Đông (Đồng Bằng Bắc Bộ)

21,5-22,5

50-100

17,5-18,5

15-30

17,0-18,0

15-30

Vinh (Bắc Trung Bộ)

22,0-23,0

100-200

18,5-19,5

70-120

18,0-19,0

50-100

Huế (Trung Trung Bộ)

22,5-23,5

700-1000

20,5-21,5

400-600

20,0-21,0

80-150

Nha Trang (Nam Trung Bộ)

25,0-26,0

400-600

23,5-24,5

250-350

23,5-24,5

40-70

Buôn Ma Thuột (Tây Nguyên)

22,0-23,0

150-250

21,0-22,0

30-60

20,5-21,5

10-30

Châu Đốc (Nam Bộ)

27,0-28,0

100-200

25,5-26,5

40-80

25,5-26,5

10-30

2. Thủy văn và nguồn nước

+ Khu vực Bắc Bộ:

Mực nước trên các sông suối ở khu vực Bắc Bộ biến đổi chậm và xuống dần. Dòng chảy trên các sông suối và hồ chứa phổ biến thiếu hụt so với TBNN, riêng lưu vực sông Gâm và sông Chảy cao hơn TBNN. Lượng dòng chảy trên các lưu vực sông như sau: Trên lưu vực sông Đà ở mức thiếu hụt so TBNN từ 15-40%, thiếu hụt nhiều tại khu vực hồ Sơn La và Hòa Bình; trên sông Gâm, dòng chảy đến hồ Tuyên Quang và Thác Bà lớn hơn so với TBNN khoảng 30 - 50%; trên sông Thao, hạ lưu sông Lô và sông Hồng thiếu hụt từ 20-40%.

+ Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên:

Từ nửa cuối tháng 10 đến tháng 12/2022, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ vừa và lớn. Mực nước đỉnh lũ năm 2022, các sông ở Hà Tĩnh ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2 -BĐ3, có sông trên BĐ3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.

Tháng 01/2023, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện 1-2 đợt dao động; mực nước trên các sông xu thế xuống dần.

Lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị và Bình Thuận ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN từ 10-20%; các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên ở mức cao hơn TBNN từ 20-60%.

+ Khu vực Nam Bộ:

Sông Đồng Nai: Nửa cuối tháng 10 đến tháng 11, trên sông Đồng Nai tại Tà Lài có dao động; tháng 12 và tháng 01/2023, mực nước biến đổi chậm với xu thế xuống dần.

Sông Cửu Long: Nửa cuối tháng 10 đến tháng 11, tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công (trạm Kratie-Campuchia) về hạ lưu và ĐBSCL cao hơn TBNN từ 10-20%; mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thủy triều với xu thế xuống dần và ở mức cao hơn TBNN từ 0,1 -0,3m. Xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL khả năng xuất hiện tương đương TBNN.

Bảng 8: Dự báo thủy văn từ tháng 11/2022 đến tháng 01/2023

Sông

Trạm

Tháng 11/2022

Tháng 12/2022

Tháng 01/2023

Hmin

(cm)

Hmax

(cm)

Htb

(cm)

Hmin

(cm)

Hmax

(cm)

Htb

(cm)

Hmin

(cm)

Hmax

(cm)

Htb

(cm)

Đà

Hồ Hòa Bình (Q)

50

2800

850

45

2500

800

40

2400

750

Thao

Yên Bái

2570

2900

2690

2500

2800

2640

2450

2650

2500

Phú Thọ

1310

1450

1370

1250

1380

1320

1200

1300

1250

Tuyên Quang

1340

1450

1400

1230

1440

1330

1230

1500

1395

Vụ Quang

480

600

530

480

550

500

475

650

550

Cầu

Đáp Cầu

25

180

90

10

140

65

5

135

60

Thương

Phủ Lạng Thương

15

190

80

5

140

60

0

140

55

Lục Nam

Lục Nam

5

180

75

1

135

55

-10

135

50

Thái Bình

Phả Lại

10

180

80

5

160

60

-5

150

55

Hồng

Hà Nội

65

260

140

45

220

115

40

260

140

Hoàng Long

Bến Đế

5

150

70

-5

125

45

-10

115

40

Giàng

-50

205

53

-80

190

46

-100

178

33

Cả

Nam Đàn

25

300

180

5

188

95

-10

175

58

La

Linh cảm

-50

180

55

-80

160

30

-90

135

25

Giang

Mai Hóa

-80

300

55

-85

200

35

-86

120

12

Hương

Kim Long

20

250

65

18

140

50

10

100

34

Thu Bồn

Câu Lâu

-35

360

97

-45

280

65

-50

120

26

Trà Khúc

Trà Khúc

100

620

240

75

500

170

40

280

72

Kôn

Thạnh Hòa

510

910

640

525

840

620

515

695

580

Đà Rằng

Phú Lâm

-60

320

65

-80

170

50

-85

110

30

Đăkbla

Kon Tum

51580

52150

51640

51515

51850

51590

51480

51620

51561

Krông Ana

Giang Sơn

41800

42310

42060

41730

42250

42020

41580

41960

41710

Đồng Nai

Tà Lài

11095

11190

11145

11050

11125

11085

11035

11070

11045

Tiền

Tân Châu

160

305

220

90

240

160

30

180

95

Hậu

Châu Đốc

130

295

200

70

230

140

10

185

95

Bảng 9: Dự báo nguồn nước từ tháng 11/2022 đến tháng 01/2023

Sông

Trạm

Tháng 11/2022

Tháng 12/2022

Tháng 01/2023

Tổng mưa (mm)

Tổng nước mặt (triệu m3)

Tổng mưa (mm)

Tổng nước mặt (triệu m3)

Tổng mưa (mm)

Tổng nước mặt (triệu m3)

Đà

Hồ Hòa Bình

20-50

2203

15-30

2143

10-20

2009

Thao

Yên Bái

20-50

1711

15-30

1152

20-50

589

Tuyên Quang

20-50

1037

15-30

616

20-50

991

Hồng

Hà Nội

20-50

3525

15-30

2946

15-30

3643

Cầu

Gia Bảy

20-50

117

15-30

94

15-30

62

Lục Nam

Chũ

20-50

26

15-30

15

15-30

11

Cẩm Thủy

30-60

625

10-20

402

10-20

367

Cả

Yên Thượng

80-120

1399

20-50

589

15-30

482

La

Hòa Duyệt

250-350

544

40-70

267

20-50

200

Tả Trạch

Thượng Nhật

900-1200

117

400-500

96.4

100-150

67

Thu Bồn

Nông Sơn

1000-1500

2851

500-700

1661

170-270

1125

Trà Khúc

Sơn Giang

900-1200

2113

600-800

1071

150-250

804

Ba

Củng Sơn

600-900

1452

300-400

1928

70-120

1413

Cái Nha Trang

Đồng Trăng

450-650

337

230-330

509

50-100

119

ĐăkBla

KonTum

90-150

503

10-20

268

<10

174

Srêpôk

Giang Sơn

150-250

811

20-50

745

<10

254

Tiền

Tân Châu

150-250

54102

.40-70

29462

10-20

22765

Hậu

Châu Đốc

150-250

10845

40-70

7095

10-20

361

3.Xu thế khí tượng, thủy văn, hải văn từ tháng 02-4/2023

3.1 Khí tượng

+ Hiện tượng ENSO: Trạng thái La Nina dự báo có khả năng tiếp tục duy trì từ tháng 02-3/2023 với xác suất khoảng 50-60%, sau đó chuyển dần sang trạng thái trung tính.

+ Xu thế nhiệt độ trung bình:

Trên phạm vi cả nước, từ tháng 02-4/2023 nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ; riêng tháng 02-3/2023 tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ nhiệt độ phổ biến thấp hơn khoảng 0,50C so với TBNN cùng thời kỳ.

+ Xu thế lượng mưa:

Khu vực Bắc Bộ:

Từ tháng 02-4/2023, TLM tại Bắc Bộ ở mức thấp hơn từ 15-25% so với TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Trung Bộ:

Tháng 02/2023, TLM tại khu vực Bắc Trung Bộ ở mức thấp hơn so với TBNN từ 15-30%, khu vực Trung Trung Bộ ở mức xấp xỉ TBNN, riêng Nam Trung Bộ cao hơn từ 20-40% so với TBNN cùng thời kỳ.

Tháng 3/2023, TLM tại khu vực Nam Trung Bộ có xu hướng cao hơn từ 20-40% so với TBNN cùng thời kỳ, các khu vực khác xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

Tháng 4/2023, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ:

Tháng 02-3/2023, TLM có xu hướng cao hơn TBNN khoảng 20-40% và có khả năng xuất hiện mưa trái mùa cục bộ trong thời kỳ này.

Tháng 4/2023, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

  1. 3.2 Thủy văn và nguồn nước

+ Khu vực Bắc Bộ:

Mực nước trên các sông suối khu vực Bắc Bộ biến đổi chậm theo xu thế xuống, riêng hạ lưu sông Hồng trong tháng 02/2023 sẽ tăng chậm do các hồ chứa thượng nguồn tăng cường cấp nước phục vụ đổ ải.

Lượng dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Đà tiếp tục thiếu hụt so với TBNN từ 20-30%, các hồ chứa trên sông Gâm và sông Chảy cao hơn TBNN từ 30-50%; trên các lưu vực sông ở khu vực Bắc Bộ phổ biến ở thiếu hụt từ 10-30% so với TBNN, riêng hạ lưu sông Hồng xấp xỉ TBNN trong tháng 02/2023. Nguy cơ xảy ra thiếu nước cục bộ có khả năng xuất hiện tại khu vực Tây Bắc trong mùa khô năm 2023.

+ Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên:

Từ tháng 02 đến tháng 4/2023, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm theo xu thế giảm dần.

Lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN từ 10-25%; riêng các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Phú Yên, Bình Thuận và khu vực Nam Tây Nguyên thấp hơn TBNN từ 5-25%.

+ Khu vực Nam Bộ:

Sông Đồng Nai: Mực nước trên sông Đồng Nai biến đổi chậm và theo xu thế xuống dần.

Sông Cửu Long: Tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công (trạm Kratie-Campuchia) về hạ lưu và ĐBSCL tháng 02 đến tháng 04/2023 tương đương TBNN. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long ở mức cao hơn TBNN.

Xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ khả năng ở mức xấp xỉ TBNN và mùa khô 2017-2018.

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo KTTV và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.